9 yếu tố trong mô hình kinh doanh : Shop quần áo thời trang

 


kinh

Thời trang luôn được biết đến là một trong những ngành hàng kinh doanh chiếm thị phần lớn nhất hiện nay bởi nhu cầu cũng như xu hướng thay đổi từng ngày. Đó là lý do mà nhiều nhà khởi nghiệp lựa chọn mở shop quần áo để bắt đầu việc khởi nghiệp của mình.

Gắn liền với cuộc sống của tất cả mọi người và đa dạng sản phẩm, nhu cầu ở từng lứa tuổi, phong cách hay đối tượng khách hàng đặc biệt, mở shop quần áo là ngành giúp bạn có thể định hình rõ ràng phong cách cửa hàng cũng như đối tượng khách hàng mà mình hướng đến để đảm bảo khả năng tiêu thụ và hiệu quả kinh doanh của cửa hàng.

Nhu cầu và nguồn cung thị trường lớn đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong ngành hàng này là vô cùng lớn. Hiểu rõ thị trường và nắm bắt kịp thời mọi xu hướng là yếu tố quyết định giúp bạn có thể thành công bước vào tâm trí khách hàng giữa hàng ngàn cửa hàng và thương hiệu thời trang ngoài kia.

Kinh nghiệm mở shop quần áo mà bất cứ chủ kinh doanh nào khi bắt đầu khởi nghiệp cũng nên chú ý đó là, hãy bắt đầu bằng việc vẽ ra ý tưởng và định hình rõ từng bước mà bạn sẽ đi để định hướng và lập kế hoạch kinh doanh một cách cụ thể, chính xác nhất.

Trước khi bắt đầu mở 1 shop quần áo thời trang , chúng ta sẽ cần phân tích rõ 9 yếu tố sau

1. Đối tác chính : Key Partnerships

Là những nơi chúng ta nhập hàng

Tìm được nơi nhập hàng giá rẻ, chất lượng tốt

kinh nghiệm mở shop quần áo

Muốn mở shop quần áo lấy hàng ở đâu bây giờ?

Điều quan trọng là bạn phải xác định xem mình sẽ nhập hàng ở đâu về bán, nguồn hàng ở đâu là uy tín, chất lượng nhưng giá cả phải hợp lý để bạn có thể thu được lợi nhuận khi kinh doanh. Vì vậy, trong bản kế hoạch kinh doanh shop thời trang cần xác định rõ nhà cung cấp hay nơi sẽ lấy hàng.

  • Tự thiết kế hàng thời trang

Nếu bạn có tay nghề, kỹ năng, gu thẩm mỹ thời trang hoặc đã từng tham gia một lớp học thiết kế thời trang nào đó thì bạn nên tận dụng những ưu thế đó để tự thiết kế và may những sản phẩm mới lạ, độc đáo cung cấp cho cửa hàng thời trang của mình.

Việc bạn có thể tự mình cung cấp sản phẩm cho cửa hàng không chỉ đảm bảo nguồn hàng ổn định mà còn giúp cho công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn vì trong những năm gần đây, khách hàng có xu hướng sử dụng những sản phẩm tự thiết kế nhiều hơn là việc mua sắm những sản phẩm sản xuất đại trà trên thị trường.

  • Lấy hàng tại xưởng may

Bên cạnh đó, bạn có thể đến trực tiếp các nhà máy hoặc xưởng sản xuất quần áo ở Việt Nam để lựa chọn hàng. Công việc này mất khá nhiều thời gian của bạn nhưng là công việc cần thiết để bạn có thể lựa chọn những mẫu mã thiết kế mới nhất, tránh lấy phải những mẫu hàng tồn kho.

Bạn cũng có thể nhập hàng tại các đại lý nhưng bạn cần phải thanh lọc sản phẩm trước khi bày bán ở cửa hàng của mình vì một số đại lý cũng nhập hàng từ Trung Quốc hoặc từ các nhà máy với số lượng cực lớn.

mở shop quần áo

Mở shop quần áo cần tìm được nơi nhập hàng giá rẻ

  • Lấy hàng Trung Quốc

Ngoài ra, bạn cũng có thể đầu tư tầm 1 hoặc 2 lần/tháng để qua trực tiếp Quảng Châu hoặc Quảng Đông lấy hàng. Đến tận nơi lấy hàng sẽ tốn thời gian và mất nhiều chi phí nhưng đảm bảo đa dạng hàng hóa, nhiều hàng hóa độc lạ, không bị đụng hàng.

Với kiểu dáng mẫu mã đa dạng, nhiều mẫu mới, bạn không chỉ bán lẻ được mà còn có thể chào bán lại cho những cửa hàng nhỏ hoặc những bạn mới bắt đầu kinh doanh quần áo một cách dễ dàng.

  • Tìm mối sỉ trong nước chúng ta có thể tìm đến chợ đầu mối chuyên bán sỉ đồ thời trang với cực thấp như chợ Ninh Hiệp
Đối tác của chúng ta còn là những bạn cộng tác viên, khách sỉ, và khách hàng

2. Hoạt động chính - Key Activities

- Bán hàng trực tiếp tại shop, tư vấn định hình phong cách thời trang cho khách hàng, cách phối kết hợp quần áo và phụ kiện phù hợp với vóc dáng, điều kiện kinh tế của khách hàng

- Bán hàng qua các kênh khác như mạng xã hội : Facebook (trang cá nhân, Page, hội nhóm ) , Zalo; các trang thương mại điện tử : shoppe, Tiki, lazada, ….; lập và bán hàng qua ưebside của shop.

- Ngoài quần áo shop có thể bán thêm những phụ kiện như dây lưng , hoa tai, túi sách, giày …. Những mẫu để kết hợp được với quần áo có trong shop

- Tuyển cộng tác viên , khách sỉ

3. Nguồn lực chính - Key Resources

- Chủ shop là người đầu tư

- Nhân viên bán hàng, nhân viên ship hàng, nhân viên chăm sóc page và các kênh bán hàng online

4. Mục tiêu giá trị - Value Propositions

- Tư vấn và định hình phong cách ( style) cho khách hàng, giúp khách hàng biết cách phối đồ và lựa chọn những trang phục phù hợp, làm hài lòng khách hàng từ đó tạo nguồn thu cho cửa hàng bằng cách bán đc thật nhiều sản phẩm và khách gắn bó quay lại mua hàng nhiều lần.

- Tạo dựng thương hiệu và mở chuỗi cửa hàng, cũng như tạo thương hiệu và bán hàng đa kênh qua các trang thương mại điênj tử.

5. Quan hệ khách hàng - Customer Relationships

- Tạo dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng bằng cách chăm sóc khách hàng sau bán hàng, lưu lại thông tin và có chế độ ưu đãi với khách hàng thân thiết.

- Xin ý kiến đánh giá của khách hàng về mẫu mã chất liệu sự hài lòng của khách hàng, sự phục vụ của nhân viên để cải thiện và nâng cấp trải nghiệm khách hàng 1 cách tốt nhất

- Đưa ra chương trình tặng quà khi khách hàng check in hoặc giới thiệu khách mới cho shop.

6. Các kênh truyền thông và phân phối - Channels

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển vì vậy hiện nay tất cả các ngành nghề kinh doanh ngoài việc bán hàng theo cách truyền thống( bán tại shop) thì cần áp dụng công nghệ vào việc marketing và bán hàng:
Bán hàng online qua các trang mạng xã hội: facebook, zalo, tiktok,… livestream bán hàng
Tạo 1 webside riêng để tăng tải những mẫu, những set đồ do shop tự phối và giá sản phẩm để khách hàng dễ dàng tiếp cận và chọn lựa.

Ngoài ra bạn cũng phải đẩy mạnh các chiến dịch tiếp thị để khách hàng biết tới ngày đặc biệt này của shop, ví dụ như phát tờ rơi, gửi email marketing, chạy quảng cáo ,... 

7. Phân khúc khách hàng - Customer Segment

Khi lập kế hoạch kinh doanh quần áo, việc đầu tiên là phải xác định được cụ thể khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới là ai. Bán hàng đa dạng nguồn thu là mong muốn của hầu hết những người mới bắt đầu kinh doanh.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo của người đi trước thì không nên tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng. Bởi bạn hoàn toàn không có đủ thời gian để có thể lựa chọn sản phẩm cho quá nhiều đối tượng, lứa tuổi.

Vì vậy, khi lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, bạn cần phải xác định mình sẽ mở cửa hàng bán quần áo nam hay nữ, bán cho sinh viên hay dân công sở, hướng tới đối tượng thu nhập cao hay trung bình.

Đây là bước rất quan trọng vì nó sẽ quyết định số vốn bạn phải bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược tiếp thị sau này, cách trang trí shop quần áo,...

8. Cơ cấu chi phí - Cost Structure

Chi phí kinh doanh shop quần áo bao gồm 

Chi phí thuê mặt bằng chọn địa điểm phù hợp với đối tượng khách hàng mình hướng tới, bán cho sinh viên chọn gần trường học, chọn địa điểm tập trung dân cư và chi phí thuê mặt bằng không nên quá 20% chi phí

Chi phí nhập hàng

Chi phí trang thiết bị trong cửa hàng (điều hoà, camera, máy tính …) , chi phí sửa chữa set up cửa hàng ( móc treo, giá, kệ, đèn gương, bàn tiếp đón khách, ghế, túi đựng, …..) trang trí cửa hàng ( góc cho khách hàng check in sống ảo phục vụ cho việc khách hàng marketing cho shop)

Chi phí thuê nhân viên

Chi phí khấu hao tài sản, điện nước, phí vệ sinh và các chi phí phát sinh khác

Tất cả những chi phí đó cần lên kế hoạch và tính toán phù hợp nhất để tiết kiệm nhưng vẫn đạt hiệu quả tối đa.

9. Dòng doanh thu - Revenue Streams

Để có một doanh thu ổn định và tốt nhất thì ta phải cần :

- Thiết kế và trang trí shop hợp lý: Mặt tiền là yếu tố quan trọng cần thiết kế để tạo ấn tượng với khách hàng, đồng thời cũng tạo dựng được phong cách riêng cho shop, lựa chọn tên shop phù hợp cũng rất trong trọng. Về nội thất bên trong cần phân bố các khu vực bên trong shop 1 cách hợp lý và thuận tiện: khu tiếp khách, khu thử đồ, khu treo đồ phân theo từng nhóm trang phục, khu trưng bày phụ kiện, khu check in. Thiết kế của shop nên đơn giản để hạn chế sửa chữa tránh những chi phí phát sinh trong thời gian hoạt động

- Chọn nguồn hàng chất lượng, mẫu mã phù hợp với khách hàng mục tiêu, cập nhật những xu hướng thời trang mới.

- Chọn lựa nhận viên bởi nhân viên chính là bộ mặt của khách hàng: thái độ với khách hàng và thái độ với công việc 

- Lắng nghe những ý kiến đóng góp của khách hàng.

- Sử dụng phần mềm quản lý để hạn chế thất thoát, quản lý tồn kho công nợ, ứng dụng phần mềm để chăm sóc khách cũ, lôi kéo khách hàng trung thành và tăng lợi nhuận

- Quảng bá hình ảnh của shop giúp nhiều khách hàng biết tới, xây dựng thương hiệu sẽ giúp shop tăng doanh thu và phát triển hoạt động kinh doanh.








Nhận xét